Kim ngân có tên khoa học là Lonicera japonica Thumb., Họ Kim ngân – Caprifoliaceae hay nhiều người vẫn gọi Kim ngân là Nhẫn đông (có 6 loại Kim ngân khác nhau).
Đặc điểm thực vật, phân bố của cây kim ngân
- Kim ngân là loại cây mọc leo, thân có thể vươn dài tới 10m hay hơn.
- Cành lúc còn non màu lục nhạt, có phủ lông mịn. Cành già chuyển màu nâu đỏ nhạt, nhẵn.
- Lá mọc đối, đôi khi mọc vòng 3 lá một, hình trứng dài.Phiến lá rộng 1,5 – 6cm. Một đặc điểm thú vị của lá kim ngân xanh tươi quanh năm và không rụng vào mua đông.
- Hoa hình ống xẻ 2 môi, môi lớn lại xẻ thành 3 hay 4 thùy nhỏ, lúc đầu màu trắng, sau khi nở một thời gian chuyển màu vàng. Hoa có mùi thơm nhẹ và vị đắng, hoa thường ra vào khoảng tháng 3 – 5
- Quả của cây Kim Ngân: Có hình cầu và màu đen và thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ tháng 6 – 8
Đây là loại cây mọc chủ yếu tại các nước Đông Á và Đông Bắc Mỹ, Ở nước ta Kim ngân mọc hoang tại nhiều tỉnh vùng núi nước ta, nhiều nhất ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Thái, Quảng Ninh, Phú Thọ.
Cách trồng cây kim ngân
Trồng Kim ngân bằng giâm cành. Cắt những cành bánh tẻ khoanh tròn, chôn xuống đất, để nổi đoạn sau cùng, tưới nước đều thời kỳ đầu. Tốt nhất trồng vào tháng 2 – 3 và 9 – 10. Trồng ở bờ rào làm thuốc và làm cảnh.
Cây Kim Ngân là loại cây mọc rất nhiều ở nước ta
Thành phàn hóa học, Bộ phận dùng làm thuốc của kim ngân
Cây Kim Ngân có thành phần hóa học chính là các chất Flavonoid(inosid, lonicerin), saponin…Người ta thường thu hoạch nụ hoa Kim ngân phơi hay sấy khô, cành và lá kim ngân phơi hay sấy khô. Hái hoa khi sắp nở hoặc mới nở, màu còn trắng, chưa chuyển vàng là tốt.
Công dụng, chủ trị kim ngân
Dùng Kim ngân chữa mụn nhọt, các chứng ngứa, lở, dị ứng, rôm sẩy, lên đậu, lên sởi, tả lỵ.
Liều dùng kim ngân
Dùng 4 -6g hoa hay 10 – 12g lá, dạng thuốc sắc. Có thể dùng dạng thuốc cao hay rượu thuốc.
Chú ý: Cần chú ý phân biệt cây Kim ngân với cây Lá ngón (rất độc) vì có màu dây và lá tương tự.
Tác dụng của cây kim ngân
Ai cũng biết Kim Ngân là loại cây có rất nhiều công dụng, đặc biệt là trong việc điều trị bệnh, có thể kể đến một số tác dụng nổi bật của cây trong việc điều trị bệnh như:
- Là một loại kháng sinh tự nhiên
- Có tác dụng làm tăng đường huyết
- Ngăn chặn hiện tượng choáng phản vệ
- Chữa trị căn bệnh tiêu chảy
- Giúp lợi tiểu
- Trị bệnh cảm cúm và sốt
- Chữa mụn nhọn, mẩn ngứa,
- Các chứng bệnh liên quan đến viêm dạ dày, đại tràng
- Điều trị bệnh quai bị, viêm amidan
Ngoài ra đây là một loai cây thân bụi nên cây Kim Ngân hóa rất thích hợp dùng để làm cảnh trang trí, cây thường dùng để trồng trong công viên, trường học… tạo nên một không gian xanh mát, cùng với đó thì cây cũng có khả năng leo bám nên được nhiều người lựa chọn trồng để làm hàng rào. Hoa của cây Kim Ngân có mùi thơm thoang thoảng nên sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng không khí giúp những người xung quanh cảm thấy được sự sảng khoái.